Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Những Nghi Thức Cưới Hỏi Mà Bạn Nên Biết

Bối rối của nhiều bạn trẻ về các nghi thức cưới hỏi khi chuẩn bị lễ cưới, hạnh phúc trăm năm chỉ có 1 lần, vậy nên bạn trẻ không khỏi bỡ ngỡ về các nghi thức cưới hỏi sẽ như thế nào? để mọi việc được thuận lợi, vẹn tròn. Nghi thức cưới hỏi trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ xưa tới nay, dù giản đơn hay xa hoa cũng không thể thiếu 3 nghi lễ chính:


co dau phong tuc cuoi hoi


- Lễ Dạm Ngõ: là ngày lành tháng tốt, người lớn trong hai bên gia đình chính thức gặp mặt, nói chuyện cho đôi trẻ đi lại, tìm hiểu nhau. Có nhiều nơi còn cầu kỳ yêu cầu có người làm mối mai trong buổi gặp mặt này. Trong lần gặp mặt của người lớn này chỉ có bố mẹ, một vài người thân thích trong gia đình cô gái, chàng trai, hai bên sẽ trao cho nhau tên tuối của hai bạn trẻ để xem xung – hợp của đôi trẻ.


- Lễ Hỏi: Vào đúng ngày, giờ hoàng đạo được hai họ nhà trai, nhà gái thống nhất, nhà trai sẽ đem lễ vật gồm các mâm lễ được nhà gái thách cưới từ trước đến thắp hương gia tiên nhà cô gái, hỏi cô gái về làm vợ cho chàng trai. Các mâm lễ thách cưới dù Bắc – Trung – Nam đều phải có mâm trầu cau, mâm chè thuốc, mâm bánh phu thê, còn lại tùy theo phong tục cưới hỏi từng vùng miền mà các mâm lễ được thách khác nhau. Ở lễ hỏi này, cô gái và chàng trai đều phải ăn mặc chỉnh tề, con gái mặc áo dài đỏ, hoặc hồng, con trai có thể mặc áo dài hoặc vest. Khi làm lễ hỏi cũng như lời thông báo chính thức là cô gái là vợ chưa cưới của chàng trai và ngược lại với bà con hai họ, bạn bè của cô dâu chú rể.


phong tuc cuoi hoi Viet Nam


- Lễ cưới: Sau khi đã diễn ra lễ dạm ngõ và lễ hỏi, hai họ tiến hành chọn ngày cưới, cũng phải chọn vào ngày Hoàng đạo, Đại cát, Đại lợi với tuổi của cô dâu, chú rể. Nhà trai đến nhà gái xin rước dâu, người đi đón dâu gồm đại diện những người thân thích nhà trai, bạn bè họ nhà trai. Thời nay, cô dâu thường mặc áo cưới chứ không bắt buộc mặc áo dài như xưa, chú rể mặc vest. Cô dâu – chú rể thắp hương ở bàn thờ gia tiên hai họ, như lễ trình với tổ tiên con cháu mới trong nhà, nhận dâu – nhận rể. Sau khi bái lạy tổ tiên, cô dâu chú rể rót nước mời trầu ông bà, cha mẹ, cô bác hai bên nhận họ hàng ra mắt họ hàng hai bên, nghe đại diện nhà trai – nhà gái trao dâu, nhận rể, cho đôi trai gái chính thức làm vợ chồng.


thap huong gia tien nghi thuc cuoi hoi viet nam


Ngày nay, do điều kiện về thời gian, địa lý, công việc của cô dâu, chú rể nên nghi thức cưới hỏi cũng giảm đi, nghi thức cưới hỏi đầy đủ trong phong tục cưới hỏi của ông cha xưa còn có: lễ thách cưới, lễ lại mặt. Tuy nhiên, dù có giảm bớt thế nào thì cũng không thể bỏ những nghi thức cưới hỏi trên trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam.



Những Nghi Thức Cưới Hỏi Mà Bạn Nên Biết

0 nhận xét: