Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Khám Phá Những Phong Tục Cưới Hỏi Kỳ Quái Trên Thế Giới

Cưới hỏi là một phong tục không thể bỏ không những ở Việt Nam mà còn lan ra cả thế giới. Tuy nhiên trên thế giới ở một số nước lại có những phong tục cưới hỏi kì quái riêng.


Vậy sau đây bạn có thể theo dõi để biết thêm một số phong thục cưới hỏi kì lạ của một số nước trên thế giới…


Mexico


Một trong những nghi lễ không thể thiếu trong phong tục truyền thống cưới hỏi của Mexico là biểu tượng hóa sự gắn kết bằng việc buộc cặp tân hôn với nhau. Họ dùng một sợi dây tết hay chuỗi tràng hạt lớn đặt thành hình con số tám và quàng quanh cổ hoặc vai hay cổ tay của cặp vợ chồng sau khi họ đã trao nhau lời thề để nhấn mạnh sự liên kết và biểu tượng tình yêu vĩnh cửu của họ. Nó sẽ được gỡ bỏ vào cuối buổi lễ và đưa cho cô dâu cất giữ.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai


Tunisia


Tay và chân cô dâu được vẽ những hình cầu kỳ và đẹp mắt bằng lá nhuộm móng cùng sự đồng hành của bạn bè và gia đình. Nó không chỉ mang tính chất trang trí mà còn mang đến may mắn và là biểu tượng cho khả năng sinh sản. Cặp tân hôn hạnh phúc được ngồi trên một chiếc ngai trang trí lộng lẫy suốt buổi lễ để ra mắt họ hàng và bạn bè trong tiếng nhạc vang lừng. Phong tục ở mỗi vùng rất đa dạng, cô dâu thường đi bộ tới lễ cưới trong tiếng hát và tiếng trêu chọc của bạn bè và họ hàng. Cô dâu mặc một chiếc váy vàng rực rỡ vào đêm hôn lễ, chiếc váy có thể đi thuê, hoặc do chính tay cô gái làm, trên đó thêu hình cá và tay của Fatma (con gái nhà tiên tri Muhammed).


Nhật Bản


Nghi thức san san kudo- một phong tục cổ truyền trong đám cưới của người Nhật Bản có liên quan tới số ba và thường được thực hiện trước bàn thờ Shinto. Trong đó cô dâu, chú rể và hai bên cha mẹ mỗi người uống ba ngụm rượu sake từ trong ba chiếc cốc tổng cộng là chín ngụm. Ba ngụm đầu đại diện cho ba cặp đôi (cô dâu-chú rể và bố mẹ hai bên), ba ngụm thứ hai đại diện cho ba thói xấu của con người là căm ghét, ghen tị và thờ ơ, “ku”- số 9 là con số may mắn trong văn hóa Nhật và “do” là sự giải thoát khỏi ba thói xấu đó. Nghi lễ tạo ra lời cam kết bền vững giữa hai gia đình và làm sâu sắc thêm sự kết hợp của cặp vợ chồng.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 1


Hawaii


Cả chú rể và cô dâu người Hawaii bản địa mang vòng hoa biểu thị tình yêu của người này dành cho cho người kia và sợi dây buộc tay họ lại với nhau thể hiện việc hai gia đình giờ đã trở thành một. Trong nghi thức hôn lễ ho’ao (nghĩa là đợi đến bình minh), hiện không còn phổ biến, cặp vợ chồng được quấn trong một tấm vải được cầu phúc- truyền thống là làm từ vỏ cây – gọi là kapa mang đến sức khỏe, của cải và con cái đầy nhà.


Kenya


Đây là một trong những nghi lễ cưới hỏi kỳ quặc nhất ở Kenya. Trong lễ cưới, đầu của cô dâu sẽ bị cạo sạch, sau đó, được bôi một lớp dầu và mỡ cừu non. Tiếp theo, bố của cô dâu sẽ ban phước cho cô bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực. Nhổ nước bọt thường là hành động biểu thị sự khinh bỉ nhưng theo quan niệm ở đây, nó mang lại sự may mắn. Sau đó, cô dâu sẽ quay lưng đi thẳng vì nếu quay lại, cô sẽ bị hóa thành đá.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 2


Iran


Những đồ vật mang ý nghĩa biểu tượng đóng vai trò quan trọng trong lễ kết hôn truyền thống của người Iran. Sofreh-ye Aghd là một bộ sưu tập đủ các loại vật dụng trong cuộc sống đời thường được bày trên một tấm vải sang trọng (tấm vải thường được giữ gìn và truyền từ mẹ sang con gái). Cặp nến chúc đài được đặt hai bên tấm gương, biểu thị tương lai tươi sáng của cặp vợ chồng trong cuộc sống chung sau này. Bảy loại gia vị và rau thơm bảo vệ cho cô dâu – chú rể tránh khỏi những điều xấu và một bản sao của cuốn sách thiêng tượng trưng cho sự phù hộ của thượng đế đối với cặp vợ chồng. Ngoài ra còn khá nhiều các đồ dùng khác như bánh mì và pho mát, trứng, mật ong, đường, hoa… Mỗi thứ biểu tượng cho một lời cầu phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Các phụ nữ trong gia đình che chiếc khăn trên đầu cặp vợ chồng trong lúc người ta rắc đường lên đầu họ để chúc cho hôn lễ tràn ngập ngọt ngào và niềm vui.


Scotland


Tục bôi bẩn cô dâu trước ngày cưới là một truyền thống có từ rất lâu ở Scotland. Trước khi đón cô dâu về nhà chồng, người nhà chú rể sẽ ném đủ các thứ như bột mì, sữa hỏng, đồ ăn thừa hay những thứ bốc mùi vào người cô dâu. Ngoài ra, chú rể và cô dâu cũng sẽ bị đổ nước mật đường, bột mì hay bôi nhọ nồi để xua đổi những điều xấu. Phong tục này vẫn còn diễn ra ở một số khu vực Scotland.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 3


Hàn Quốc


Nghi lễ “đánh vào chân chú rể” diễn ra sau lễ cưới ở Hàn Quốc. Những người bạn của chú rể sẽ tháo giày của anh ta và buộc chân vào một sợi dây thừng hay khúc gỗ. Sau đó, họ nhấc cao chân của chú rể và bắt đầu dùng gậy hay một con cá khô đánh vào bàn chân người đó. Người ta cho rằng hành động này tuy có thể gây ra đau đớn nhưng sẽ khiến chú rể mạnh mẽ hơn; đồng thời kiểm tra hiểu biết của chú rể. Nghi thức lạ này giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa cưới xin ở Hàn Quốc.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 4


Thụy Điển


Không chỉ có cô dâu và chú rể mới được hôn trong lễ cưới mà các khách mời cũng có thể hôn cô dâu hoặc chú rể. Theo truyền thống, chú rể sẽ vắng mặt vì một lý do nào đó và những người đàn ông trẻ tuổi chưa kết hôn được phép hôn cô dâu và ngược lại. Đây là một phong tục có một không hai ở Thụy Điển.


Trung Quốc


Người dân vùng Tujia dành 1 tháng để chuẩn bị cho đám cưới bằng cách khóc. Theo phong tục ở đây, cô dâu sẽ phải khóc 60 phút mỗi ngày. 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình, rồi đến bà của cô dâu và tất cả nữ giới trong gia đình. Họ quan niệm rằng tiếng khóc thể hiện niềm vui và tình yêu sâu sắc.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 5


Ấn Độ


Tại một số khu vực ở Ấn Độ, người ta tin rằng ma quỷ có thể trú ngụ trong người nào đó, nhất là những cô gái xấu xí. Cách duy nhất để xua đuổi con ma này là cô gái phải kết hôn với một loài vật, điển hình là dê hoặc chó. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ để xua đuổi linh hồn ma quỷ, cô gái có thể kết hôn với một người đàn ông sau này.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 6


Ba Lan


Đây là một nghi thức diễn ra tại một số đám cưới ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Truyền thống này bắt nguồn ở Ba Lan vào những năm 1990. Trong nghi thức này, những người đàn ông sẽ phải trả tiền để nhảy với cô dâu và đôi khi, những người phu nữ phải trả tiền để nhảy với chú rể. Tại hôn lễ, cô dâu sẽ nhảy với bố trong khi một người thân cầm chiếc tạp dề. Những vị khách mời đặt tiền vào chiếc tạp dề đó sẽ có cơ hội nhảy với cô dâu. Cùng lúc đó, hai phù dâu và những quý cô khác cũng tham gia khiêu vũ.


ph0ng tuc cuoi hoi ki quai 7


Có thể nói đây là những thủ tục cưới hỏi kỳ quái  nhất mà chúng ta biết. 



Khám Phá Những Phong Tục Cưới Hỏi Kỳ Quái Trên Thế Giới

0 nhận xét: